Top 5 cây thuốc chữa bệnh trĩ công hiệu được nhiều người tin dùng

364

Bị trĩ không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật. Nếu bệnh nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự chữa khỏi bằng các loại thảo dược thiên nhiên tại nhà. Dưới đây là top 5 cây thuốc chữa bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả vượt trội.

Các thảo dược thiên nhiên có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ trong một số trường hợp
Các thảo dược thiên nhiên có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ trong một số trường hợp

Bệnh trĩ khi nào có thể điều trị tại nhà?

Bệnh trĩ hình thành khi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn mất khả năng đàn hồi. Nó phình ra và tạo thành các búi trĩ. Tùy theo vị trí, bệnh được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Người bị cả hai loại trĩ này gọi là trĩ hỗn hợp.

Trong đó, bệnh trĩ ngoại không chia cấp độ và dễ dàng phát hiện bằng quan sát bình thường. Trĩ nội chia thành 4 cấp độ. Cấp độ 1 và 2 được đánh giá là nhẹ vì búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoặc còn khả năng tự co lại. Cấp độ 3 và 4 là cấp độ nặng. Khi đó, búi trĩ mất khả năng tự co lại hoặc nằm luôn bên ngoài và không dùng tay đẩy vào được.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ được coi là triệt để khi bệnh nhân không còn đau rát, chảy máu hoặc ngứa hậu môn; búi trĩ được triệt tiêu. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và thể trạng từng người, các bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa thích hợp hoặc phẫu thuật.

Thông thường, bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ độ 2, trĩ ngoại giai đoạn đầu và kích thước búi trĩ nhỏ sẽ không phải phẫu thuật. Các loại thuốc và thảo dược thiên nhiên có thể làm tiêu biến búi trĩ. Trường hợp bị trĩ nội độ 3 trở lên, trĩ ngoại có kích thước to hoặc chuyển sang biến chứng (tắc hậu môn, chảy nhiều máu và gây nhiều đau đớn) sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Top 5 cây thuốc chữa bệnh trĩ

Phẫu thuật xét cho cùng chỉ là một mắt xích trong phác đồ điều trị bệnh trĩ. Nó không phải là phương pháp duy nhất điều trị bệnh này. Như vậy, nếu bạn không thuộc trường hợp bệnh nặng thì hoàn toàn có thể điều trị ở nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên. Điều quan trọng là phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn càng cao. Đồng thời, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền của.

Cây lược vàng tăng sức bền thành mạch để chữa trĩ

Tác dụng của cây lược vàng đối với bệnh trĩ

Cây lược vàng (Callisia fragrans) chứa lượng lớn hoạt chất flavonoid. Chất này có tác dụng chính là tăng cường sức đề kháng và hạn chế quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, flavonoid còn có tác dụng củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, kháng viêm và giảm chảy máu thành mạch. Điều đáng lưu ý hơn là thành phần này còn tăng sức bền cho thành mạch.

Ngoài ra, những nguyên tố vi lượng và hoạt chất steroid của cây lược vàng còn có tác dụng giảm đau, hoạt huyết và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Chính nhờ những tác dụng này, loại cây này luôn nằm trong top đầu các loại cây thuốc chữa bệnh trĩ.

Hiệu quả tác dụng của cây lược vàng khác nhau tùy mức độ bệnh và thể trạng từng người. Thông thường trong khoảng 1 tháng là bệnh tình sẽ thuyên giảm hẳn và búi trĩ có thể tiêu biến hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nặng hơn hoặc vì một vài lý do nào đó, bệnh nhân phải mất nhiều hơn thời gian này mới khỏi bệnh hoàn toàn.

Cách dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩ

  • Ăn sống lá mỗi ngày

Chọn những lá già. Trước khi ăn nên ngâm nước muối sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bỏ phần cứng bên ngoài, chỉ ăn phần thịt bên trong. Để phát huy tối đa công dụng, bạn nên ăn mỗi ngày từ 2 – 4 lá và cách bữa ăn khoảng 30 phút.

Ngoài công dụng chữa bệnh trĩ, ăn sống lá lược vàng còn giúp thanh nhiệt cơ thể. Nhất là khi trời nắng nóng. Đồng thời, cách dùng này còn hỗ trợ hoạt động của thận.

  • Ngâm cây với rượu trắng để uống

1 ký cây lược vàng ngâm trong khoảng 5 – 6 lít rượu trắng. Dùng rượu nếp sẽ tốt hơn so với rượu gạo. Phần thân cây sau khi loại bỏ chỗ bị hư, bạn cắt ra thành từng khúc nhỏ rồi ngâm trong hũ thủy tinh.

Hơn 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần. Mỗi lần khoảng 1 chén nhỏ. Để tốt cho dạ dày, bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút. Cách dùng này vừa khiến búi trĩ nhanh chóng tiêu biến vừa giúp bạn giảm được các triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này gây ra.

  • Đắp lá lên hậu môn

Nếu không thích ăn hoặc uống lá lược vàng, bạn vẫn có thể chữa được bệnh trĩ với lá này bằng cách giã nhỏ và đắp lên hậu môn. Trước khi đắp lá, bạn nhớ vệ sinh sạch hậu môn. Để nhanh chóng cải thiện bệnh tình, bạn cần thực hiện phương pháp này mỗi tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, nếu muốn đẩy nhanh tốc độ chữa bệnh, bạn có thể vừa ăn sống lá, vừa ngâm rượu phần thân để uống và vừa đắp lá lên hậu môn. Khi đó, liều lượng mỗi phương pháp sẽ giảm lại. Tốt nhất bạn nên ăn sống lá vào buổi sáng. Uống rượu và đắp lá vào buổi tối.

Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng chữa bệnh trĩ

  • Nếu dùng dạng ngâm rượu, mỗi ngày không nên uống quá 100ml. Nếu không sẽ phản tác dụng.
  • Cây lược vàng có độc tính. Do đó, bạn không nên sử dụng quá lâu mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi lạm dụng có thể gây ra tình trạng dị ứng.
  • Đối tượng sử dụng là trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai và những người có sức đề kháng yếu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cây lược vàng luôn nằm trong top đầu các loại cây thuốc chữa bệnh trĩ

Tác dụng hoạt huyết của lá bỏng chữa bệnh trĩ

Cách thức tác động đến bệnh trĩ của lá bỏng

Cây lá bỏng (Crassulaceae) còn tên gọi khác cũng khá phổ biến là cây sống đời. Lá cây này có tính mát, vị hơi chua và chát. Tác dụng nổi bật nhất của nó là cầm máu và thanh nhiệt.

Bên cạnh đó, lá bỏng còn có tác dụng hoạt huyết, kháng viêm và giảm đau. Chính những công dụng trên, loại lá này được Đông y ứng dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn đường ruột, viêm loét dạ dày, đại tiện ra máu và đặc biệt là bệnh trĩ. Đối với công dụng điều trị bệnh trĩ, ngoài tác dụng giảm đau và viêm, lá bỏng khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác còn khiến cho búi trĩ tự teo lại và dần mất.

Cách dùng lá bỏng chữa bệnh trĩ

Trường hợp bị trĩ ở giai đoạn đầu, bạn có thể nhai sống mỗi ngày khoảng 10 lá. Nếu sắc lấy nước uống thì nên kết hợp với sau sam, mỗi loại 6g. Riêng trường hợp bị trĩ ngoại, bạn cần nấu nước bồ kết ngâm hậu môn. Sau đó giã nhuyễn lá bỏng và đắp vào búi trĩ trước khi đi ngủ.

Trường hợp bệnh trĩ gây đại tiện ra máu, bạn sẽ phải kết hợp thêm nhiều vị thuốc Đông y khác. Các thành phần này gồm: cỏ nhọ nồi, ngải cứu và lá trắc bá. Mỗi loại 10g kết hợp với 30g lá bỏng. Lá trắc bá và lá bỏng sao cháy rồi trộn với các nguyên liệu còn lại sắc lấy nước. Uống ngày 2 – 3 lần.

Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ nhờ khả năng hoạt huyết, kháng viêm và giảm đau

Rau diếp cá chữa trĩ bằng cách làm bền tĩnh mạch

Cách thức tác động bệnh trĩ của rau diếp cá

Rau diếp cá (Houttuynia cordata) có tính hàn và kháng viêm tốt. Nhờ đó, nó thường được dùng trong các bữa ăn để thanh nhiệt, và tiêu viêm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại rau này còn là cây thuốc chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.

Thành phần trong rau diếp cá chứa lượng lớn quercetin và isoquercetin. Đây là hai hoạt chất có tác dụng làm bền mao mạch và tĩnh mạch. Bên cạnh đó, tinh dầu của lá diếp cá còn có tác dụng giảm sưng, tránh nhiễm trùng búi trĩ; ngừa táo bón và giảm ngứa hậu môn.

Cách dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ

  • Ăn sống

Bạn có thể ăn kèm rau diếp cá trong các bữa cơm hằng ngày. Hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước và cho thêm chút đường để uống.

  • Làm trà

Cách này khá kỳ công nhưng bạn có thể dùng được lâu và dễ bảo quản. Phần thân và lá rau diếp cá sau khi phơi khô sẽ giã nhuyễn. Mỗi ngày bạn uống từ 2 – 4g bột này với nước nóng. Mùi khi uống không tanh như khi còn tươi nên khá nhiều người chọn cách này để chữa bệnh trĩ.

  • Xông hậu môn

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần thêm một củ nghệ tươi và một ít muối. Đun sôi các thành phần này với rau diếp cá. Đổ nước ra thao nhỏ và đặt dưới ghế có khoét lỗ. Sau khi xông khoảng 15 phút, bạn thì dùng khăn thấm nước ấm trong thao để lau hoặc ngâm hậu môn trực tiếp trong nước ấm. Thời điểm tốt nhất để xông hậu môn và khi vừa tập thể dục xong.

Rau diếp cá chữa bệnh trĩ là phương pháp có từ rất lâu trong dân gian và được đánh giá cao về hiệu quả tác dụng

Cây cúc tần khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ

Tác dụng đến bệnh trĩ của cây cúc tần

Cây cúc tần (Pluchea indica) còn có tên gọi khác là cây từ bi. Nó có vị cay và đắng; mùi thơm và tính ấm. Đông y hay dùng vị thuốc này để kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và kháng viêm. Trong các bài thuốc về xương khớp hầu như không thiếu thành phần này.

Ngoài những công dụng trên, ít ai biết rằng loại thảo dược này còn có tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ. Cụ thể là nó chữa được tình trạng táo bón, chống nhiễm trùng búi trĩ, giảm sưng và bớt ngứa. Cây cúc tần làm được những điều này bởi trong thành phần của nó có chứa nhiều protit, vitamin C, lipit, canxi, caroten và sắt.

Cách dùng cúc tần chữa bệnh trĩ

  • Xông hậu môn

Thành phần ngoài lá cúc tần còn có lá sung, lá lốt, ngải cứu và nghệ. Tương tự như khi xông hậu môn với lá diếp cá, sau khi xông với các thảo dược trên, bạn có thể tiếp tục ngâm hậu môn với nước ấm hoặc dùng khăn mềm lau hậu môn. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong khoảng 1 tháng, mỗi ngày từ 2 – 3 lần là búi trĩ có thể tự tiêu biến.

  • Vắt lấy nước cốt uống

Nước lá cúc tần khó uống. Tuy nhiên, nếu bạn chịu được vị và mùi của nó, thời gian chữa bệnh sẽ được rút ngắn đáng kể. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 lần. Mỗi lần không quá 16g. Kiên trì trong khoảng vài tuần là có thể chữa khỏi bệnh trĩ.

Cây cúc tần giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp búi trĩ tự teo và tiêu biến

Lá vông nem chữa bệnh trĩ nhờ saponin

Lá vông nem chữa bệnh trĩ bằng cách nào?

Lá vông nem (Erythrina orientalis) có tính bình, vị đắng và hơi chát. Thành phần trong lá này chứa nhiều saponin. Đây là chất ức chế thần kinh, gây giãn đồng tử nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ.

Chính vì thế, sử dụng lá này với liều lượng thích hợp sẽ có tác dụng an thần, giúp vết thương bị loét sớm lên da non. Ngoài ra, trong Đông y còn ứng dụng lá này để chữa trĩ. Cây thuốc chữa bệnh trĩ này được rất nhiều người đánh giá cao về hiệu quả.

Cách dùng lá vông nem chữa trĩ

  • Đắp hậu môn

Bạn cần hơ lá vông nem với lửa trước khi đắp hậu môn. Nhiệt độ cao sẽ phát huy được dược tính trong lá. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong vài tuần, mỗi ngày một vài lần sẽ giúp búi trĩ teo lại và dần biến mất.

  • Kết hợp với giấm chanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 5 – 7 lá vông nem và 30 – 40ml giấm chanh. Lá sau khi đun sôi sẽ được vớt ra để nguội và tiếp tục ngâm trong nước muối. Giấm chanh sau khi đun sôi sẽ trộn vào lá vông nem đã giã nhuyễn sao cho hỗn hợp sệt lại. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên hậu môn trong khoảng 2 – 3 giờ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và liên tiếp trong khoảng 1 tuần.

Lá vông nem cũng nằm trong danh sách các loại cây thuốc chữa trĩ hiệu quả

Những lưu ý khi dùng cây thuốc chữa bệnh trĩ

Như đã trình bày, chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc chỉ áp dụng cho một số trường hợp. Để biết mình có thuộc những trường hợp này hay không, bạn cần thăm khám tình trạng bệnh ở cơ sở y tế.

Dù là điều trị tại nhà nhưng việc tuân thủ liều lượng vẫn rất quan trọng. Đồng thời, nếu sau 2 tháng dùng cây thuốc mà bệnh tình không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và áp dụng phương pháp khác.

Chữa trĩ bằng thảo dược thiên nhiên cần quá trình để thuốc phát huy tác dụng. Do đó, bạn sẽ không thể nào chữa khỏi bệnh bằng cách này nếu chỉ thực hiện 2 – 3 lần rồi ngừng.

Bên cạnh dùng các cây thuốc chữa bệnh trĩ, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Đồng thời, người bệnh trĩ nên ăn uống thế nào để khống chế bệnh cũng rất quan trọng. Thêm vào đó, bạn nhớ uống nhiều nước; tránh tâm trạng quá căng thẳng, tránh ngồi quá lâu hoặc các hoạt động gia tăng áp lực cho hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất kích thích.